Chào bạn.
Yếu tố quan trọng nhất làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là nhiễm các u nhú ở người (HPV) - loại virus gây ra mụn cóc sinh dục. HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố gây ung thư cổ tử cung:
- Gen đóng một vai trò không kém quan trọng: Một người phụ nữ có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao nếu có chị hoặc mẹ bị ung thư.
- Tuổi tác: Ung thư cổ tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi (mặc dù nhiều phụ nữ lớn tuổi không nhận ra rằng họ có nguy cơ bị bệnh này), phụ nữ với tình trạng kinh tế - xã hội thấp hơn, và phụ nữ hút thuốc lá.
- Lịch sử tình dục cũng rất quan trọng: Phụ nữ có quan hệ tình dục từ khi còn quá trẻ, phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình có nhiều quan hệ tình dục với các phụ nữ khác, phụ nữ có quan hệ tình dục không bảo vệ, và phụ nữ có HIV... là những đối tượng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn cả vì họ rất dễ bị nhiễm HPV. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thông thường bệnh khác lây truyền qua đường tình dục - chlamydia trachomatis - cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò trong bệnh ung thư cổ tử cung: Những phụ nữ ít ăn trái cây và rau quả cũng có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người khác ăn nhiều trái cây và rau quả. Một nghiên cứu tìm thấy rằng, phụ nữ với mức độ thấp của vitamin E và coenzyme Q10 thấp cũng dễ bị ung thư cổ tử cung hơn.
- Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: Mặc dù yếu tố này vẫn còn đang gây tranh cãi nhưng cũng có ý kiến cho rằng sử dụng thuốc tránh thai về lâu dài cũng có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Khi có tình trạng viêm nhiễm kéo dài, gây biến chứng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung mà không thể căn cứ vào thời gian bao lâu sau viêm nhiễm có thể gây ung thư, chính vì vậy phụ nữ cần đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa và làm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
Chúc bạn sức khỏe.
Chuyên gia sản phụ khoa.