Buồng trứng là một cơ quan có nhiều mô bào thai, rất dễ tiến triển thành u với 2 loại chính là u nang và u thể đặc. Trong đó loại u nang chiếm đại đa số trong các trường hợp bị u buồng trứng và thường là lành tính.
Việc điều trị khối u nang cũng có nhiều phương pháp, phụ thuộc vào kích thước của khối u có thể chích thuốc, chích nang, mổ nội soi hay mổ mở. Trong trường hợp khối u nang quá lớn, xâm lấn toàn bộ cả hai bên buồng trứng phải phẫu thuật cắt bỏ cả 2 bên thì không còn khả năng sinh con bình thường.
Còn trong trường hợp của bạn, khối u nhỏ, đã được phát hiện kịp thời và đang được điều trị tích cực, sẽ ít ảnh hưởng đến khả năng có con. Bạn yên tâm điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé!
Tóm lại, sau khi điều trị nang buồng trứng, cần được thầy thuốc phụ khoa đánh giá lại về khả năng sinh sản dựa trên khám tiểu khung, theo dõi về nội tiết, diễn biến các chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đã qua 1 năm sau điều trị mà chưa có thai thì nên gặp thầy thuốc sớm.
Chúc bạn mau khoẻ!
Chuyên gia sản phụ khoa.