Để điều trị bệnh u nang buồng trứng kịp thời, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần phải phát hiện bệnh sớm. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các dấu hiệu u nang buồng trứng, giúp người bệnh phân biệt với các bệnh khác đồng thời tìm ra những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tổng quan về u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một bệnh khá phổ biến, thường gặp ở những phụ nữ ở đang trong độ tuổi sinh sản. Đa số u nang buồng trứng là lành tính, không gây nên ung thư, nhưng vẫn có thể đem lại một vài biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh u nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng được hình dung như một chiếc túi chứa đầy dịch hoặc chất rắn nằm trong buồng trứng bên trái hoặc bên phải. Từ khi dậy thì, phụ nữ đã có nguy cơ mắc phải u nang buồng trứng, khối u thường bắt đầu hình thành trong chu kỳ rụng trứng hàng tháng. Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt là những dấu hiệu đặc trưng của u nang buồng trứng. Đôi khi những khối u nang có kích thước nhỏ thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào, chúng tự hình thành rồi tự biến mất sau vài tháng.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng, cụ thể như:

  • Rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Nang trứng không hoàn thiện, khả năng hấp thu kém.
  • Mạch máu ở nang trứng vỡ, xuất huyết.
  • Thể vàng sau khi phóng noãn vẫn ở lại, không tiêu biến.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý. 
  • Căng thẳng, stress kéo dài.

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do tình trạng năng lượng tế bào giảm, ức chế quá trình trao đổi thông tin liên lạc giữa các tế bào, làm suy giảm hệ miễn dịch và dần hình thành khối u. 

Bệnh u nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính - không gây nên ung thư, tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nếu không điều trị u nang buồng trứng kịp thời có thể gây nên một vài biến chứng nguy hiểm như:

  • Xoắn u nang: Cuống khối u xoắn lại, ngăn cản sự tuần hoàn máu tại buồng trứng gây đau bụng dữ dội, thậm chí hoại tử.
  • Vỡ nang: Dịch và các chất rắn trong lòng khối u tạo áp lực lớn làm vỡ u nang, khiến người bệnh đau bụng đột ngột, gây chảy máu trong, nhiễm trùng ổ bụng rất nguy hiểm.
  • Chèn ép nội tạng: Khi kích thước khối u nhỏ, dấu hiệu u nang buồng trứng khá mơ hồ, đến khi khối u lớn dần lên nó sẽ chèn ép các cơ quan khác gây tiểu rắt, táo bón, nguy hiểm hơn là ngăn cản tuần hoàn máu trong cơ thể.

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, người phụ nữ cần có kiến thức về những dấu hiệu của u nang buồng trứng để có thể phát hiện và điều trị u nang buồng trứng kịp thời.

Dich-va-chat-ran-tao-ap-luc-lon-khien-khoi-u-nang-buong-trung-bi-vo.webp

Dịch và chất rắn tạo áp lực lớn khiến khối u nang buồng trứng bị vỡ 

XEM THÊM: Chớ dại dột mà coi thường u nang nước buồng trứng!

8 dấu hiệu của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám phụ khoa, do các triệu chứng của bệnh đều khá mơ hồ, không rõ rệt, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với đau bụng kinh bình thường. Tuy nhiên, không phải u nang buồng trứng không có dấu hiệu cảnh báo. Rối loạn kinh nguyệt hay đau bụng dưới, đau vùng chậu,... là những dấu hiệu cảnh báo thường thấy của u nang buồng trứng.

Bụng dưới to lên, căng tức bụng, đau vùng bụng dưới

Sự phát triển nhanh chóng của kích thước khối u làm vùng bụng dưới to lên, đi kèm là cảm giác tức bụng, đau bụng dưới. Tuy nhiên dấu hiệu này lại khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn sang việc tăng cân hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.

Nếu sau khi giảm cân hoặc sau khi điều trị các bệnh lý tiêu hóa mà các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đi siêu âm ổ bụng, có thể cơ thể người bệnh đã xuất hiện khối u. 

Đau mơ hồ vùng thắt lưng, vùng chậu

U nang buồng trứng là một trong nhiều nguyên nhân gây đau vùng chậu dưới bên phải, bên trái hoặc đi ra ngoài vùng xương chậu đến thắt lưng. Cơn đau do u nang buồng trứng có thể làm người bệnh đau nhói thời gian ngắn rồi biến mất hoặc âm ỉ trong một thời gian dài. Đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, các hormone được sản xuất ra nuôi dưỡng khối u, làm khối u lớn lên, gây đau.

Khi u nang bị vỡ hoặc xoắn u nang, người bệnh sẽ cảm thấy đau đột ngột và dữ dội vùng xương chậu.

dau-vung-chau-la-mot-dau-hieu-u-nang-buong-trung-ma-it-nguoi-chu-y-den.webp

Đau vùng chậu là một dấu hiệu u nang buồng trứng mà ít người chú ý đến

Giảm ham muốn 

U nang buồng trứng gây đau và khó chịu cho người bệnh trong quá trình quan hệ tình dục. Khiến việc quan hệ trở thành nỗi sợ mỗi khi nhắc đến, làm giảm khoái cảm và ham muốn quan hệ. Những khối u nang buồng trứng quá lớn sẽ tụt lại phía sau và nằm gần cổ tử cung, đặc biệt với khối u lạc nội mạc tử cung, việc thâm nhập sâu vào bên trong sẽ gây đau cho người bệnh.

Rối loạn kinh nguyệt

U nang buồng trứng càng phát triển càng làm trầm trọng tình trạng rối loạn nội tiết tố. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh trở nên rối loạn, gây ra tình trạng rong kinh, trễ kinh, lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít, đau quặn bụng dưới,...

Chảy máu âm đạo bất thường

Khi u nang buồng trứng phát triển, kích thước lớn dần lên, lượng dịch và chất rắn chứa bên trong túi tăng tạo áp lực lên thành túi làm vỡ u nang. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, đột ngột và chảy máu âm đạo dù không hề trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một dấu hiệu rất nguy hiểm vì vỡ u nang có thể gây xuất huyết trong, nhiễm trùng ảnh hưởng đến tính mạng.

Tiểu nhiều, tiểu thường xuyên

Sự lớn lên của u nang buồng trứng sẽ chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng. Khi khối u chèn ép vào bàng quang và niệu quản sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của chúng, khiến cho người bệnh muốn đi tiểu nhiều nhưng lại tiểu được ít hoặc đau khi đi tiểu. Khối u lớn cũng gây chèn ép lên ruột và dạ dày gây táo bón. Nếu cơn đau dai dẳng và không thuyên giảm cần đi siêu âm ổ bụng để phát hiện bệnh.

Nguoi-mac-u-nang-buong-trung-di-tieu-thuong-xuyen-nhung-luong-nuoc-tieu-it.webp

Người mắc u nang buồng trứng đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít

Tăng cân

Sự phát triển của u nang buồng trứng và sự rối loạn của nội tiết tố làm cho cơ thể tăng cân một cách bất thường và khó có thể giảm trở lại cân nặng mong muốn. Dấu hiệu này xuất hiện khá ít và lượng cân tăng lên không quá lớn nên thường bị bỏ qua.

Căng tức ngực, đau nhức vú

Cũng như dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, sự rối loạn nội tiết tố và sự thay đổi của hormon trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra tình trạng tức ngực, khi vào thấy căng cứng. Dấu hiệu này cũng có thể gặp khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên trong trường hợp mắc u nang buồng trứng tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào.

Các biện pháp phòng ngừa u nang buồng trứng 

Việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng giúp phụ nữ giảm thiểu nguy cơ mắc u nang buồng trứng, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

  • Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và protein: Sử dụng các loại rau tươi và trái cây giàu vitamin A. Ăn các loại thịt giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ,.. hạn chế sử dụng thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,...
  • Tập thể dục thường xuyên: Đây là phương pháp phòng ngừa hữu hiệu, tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Lối sống lành mạnh: Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp thanh lọc, thải chất độc ra khỏi cơ thể. Tránh để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, luôn giữ tâm lý tích cực, vui vẻ.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Thăm khám định kỳ giúp người bệnh phát hiện ra u nang buồng trứng sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa sự xuất hiện của biến chứng.

Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa trên, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng là sự lựa chọn của nhiều người nhờ sự an toàn và lành tính của chúng. Tiêu biểu phải nhắc đến Nga Phụ Khang, với thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung và nhiều loại thảo dược quý khác như hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng. Nga Phụ Khang là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ và được nhiều ghi nhận về hiệu quả mà nó mang lại:

  • Trinh nữ hoàng cung: Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung là một dược liệu quý có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh phụ khoa. Tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được khẳng định bằng nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Nhà khoa học người Ấn Độ - Ghosal được biết đến qua hàng loạt nghiên cứu về trinh nữ hoàng cung, đã công bố rất nhiều hoạt chất alkaloid chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung. Trong đó đặc biệt phải kể đến 2 hoạt chất crinafoline và crinafolidine có tác dụng chống ung thư. Bên cạnh đó còn nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kích thích sản sinh tế bào lympho T, tế bào CD3+T và CD4+T tạo chiếc khiên miễn dịch vững chắc cho cơ thể.
  • Hoàng kỳ: Từ xa xưa, hoàng kỳ được biết đến là một vị thuốc thần kỳ giúp bổ khí, lưu thông khí huyết, giảm các triệu chứng mà u nang buồng trứng gây ra, bên cạnh đó còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng cho cơ thể. 

Hiệu quả của Nga Phụ Khang đã được kiểm chứng ở nhiều bệnh viện lớn. Đa số người tham gia đều ghi nhận hiệu quả của Nga Phụ Khang trong việc điều trị các triệu chứng. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở về như bình thường, các triệu chứng đau bụng, đau vùng chậu biến mất, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.

Trinh-nu-hoang-cung-giup-ho-tro-ngan-ngua-u-nang-buong-trung.webp

Trinh nữ hoàng cung giúp hỗ trợ ngăn ngừa u nang buồng trứng

XEM THÊM: Hé lộ 6 thảo dược quan trọng chữa u nang buồng trứng

Trên đây là 8 dấu hiệu u nang buồng trứng và phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về u nang buồng trứng, hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/ovarian-cyst/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/symptoms-causes/syc-20353405

https://www.webmd.com/women/guide/ovarian-cysts

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/what-risks-are-associated-with-a-ruptured-ovarian-cyst