Estrogen là hormon sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, bắt đầu có trong cơ thể nữ giới từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, được ví như “dòng nhựa sống” duy trì nữ tính, vẻ đẹp và nét xuân sắc của phụ nữ. khi phẩu thuật buồng trứng thì Estrogen bị thiếu hụt dễ dẫn đến bệnh tim mạch và xương khớp.

Hầu hết các phụ nữ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung nên giữ lại buồng trứng của họ, vì việc cắt bỏ buồng trứng có thể ảnh hưởng đến tim, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ.

Buồng trứng tạo Estrogen - tên gọi dùng chung cho ba chất: estron, estradiol và estriol - loại hormon sinh dục nữ do các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra, bắt đầu có trong cơ thể nữ giới từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, được ví như “dòng nhựa sống” duy trì nữ tính, vẻ đẹp và nét xuân sắc của phụ nữ.

Estrogen làm thân thể thiếu nữ phát triển hoàn chỉnh và có những “đường cong” đặc trưng của phái đẹp, thân hình mềm mại, làn da mịn màng và giúp kinh nguyệt “đến hẹn lại lên” đúng chu kỳ. Quan trọng hơn, hormone này giúp cho sự phát triển tình dục và thiên chức làm mẹ được đâu ra đấy. Es cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch và ngăn chặn loãng xương.

Tuy nhiên, không phải lúc nào lượng nội tiết tố này cũng được duy trì cân bằng. Estrogen có thể bị “lên, xuống”, thậm chí bị rối loạn theo các thời kỳ khác nhau do sự hưng thịnh hoặc suy thoái buồng trứng. Chẳng hạn, ở phụ nữ bình thường, estrogen bị suy giảm bắt đầu từ khoảng tuổi 25, rõ rệt ở tuổi 35 và cao điểm nhất ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Khi bị suy giảm estrogen cũng là lúc người phụ nữ gặp nhiều vấn đề phiền toái, ảnh hưởng tới tâm sinh lý (dễ cáu gắt, bốc hỏa), dễ phát sinh các bệnh khác như tiểu đường type 2, tim mạch, viêm khớp, các bệnh về bộ ngực và dạ con, rối loạn tâm lý, gia tăng lo âu và căng thẳng... Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp nhất liên quan đến tình trạng này.

Việc xử lý thiếu hụt estrogen phải dựa vào nguyên nhân cụ thể và do bác sĩ quyết định sau khi kiểm tra cẩn thận. Để tăng cường estrogen, cần có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý.

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH California vừa phát hiện các bước tiến hành thông thường để cắt bỏ buồng trứng trong lúc phẫu thuật tử cung gây ảnh hưởng bất lợi và có thể làm tăng khả năng tử vong do bệnh tim.

Mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 600.000 phụ nữ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hầu hết để tránh ung thư. Hơn một nửa trong số đó cắt bỏ buồng trứng của mình như một cách chống lại sự phát triển của ung thư buồng trứng trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu cho biết buồng trứng vẫn tiếp tục sản sinh ra một lượng nhỏ estrogen trong nhiều năm sau khi mãn kinh, và các hormone này giữ vai trò quan trọng trong chống lại bệnh tim và chứng loãng xương.

Các phân tích cho thấy số phụ nữ cắt bỏ buồng trứng từ 50-54 tuổi sống thọ đến 80 tuổi ít hơn 9% so với những người cùng lứa tuổi này vẫn giữ lại buồng trứng của họ. Theo tiến sĩ William H. Parker tại ĐH California, khoảng 18.000 phụ nữ có thể tử vong mỗi năm do phẫu thuật buồng trứng.

“Cắt bỏ buồng trứng không cho thấy có một lợi ích rõ ràng ở bất kỳ độ tuổi nào”, Parker nói. "Đối với những phụ nữ dưới 65 tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim", ông kết luận.

Theo ngaphukhang.vn