Cuộc sống hiện đại, môi trường làm việc và chế độ nghỉ ngơi thất thường là thủ phạm gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới. Dưới đây là những bệnh phụ khoa thường gặp và dấu hiệu nhận biết bệnh để chị em cảnh giác.
Những bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ
1. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh thường do nấm, kí sinh trùng hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra. Thường thì bệnh có biểu hiện rõ nét nhất là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư bất thường (có màu trắng hơi đục, có bọt, loãng, nếu bị viêm do kí sinh trùng và đặc như bột, có mùa trắng nếu bị viêm nhiễm do nấm).
Khi bị viêm, thường âm đạo có màu đỏ (trường hợp bị viêm do kí sinh trùng) hoặc màu đỏ tím (nhiễm trùng nấm).
Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường hoặc những người dài ngày sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ biển rộng đều dễ phát sinh viêm âm hộ do khuẩn nấm gây nên. Nếu chị em không giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngay hoặc trong hoạt động tình dục cũng có thể dễ bị viêm âm đạo, hay còn bị viêm âm hộ.
Những phụ nữ nạo hút thai nhiều lần, rách cổ tử cung làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.
Viêm âm đạo thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Nhưng, để thuốc đặt hiệu quả, chị em nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Kinh nguyệt không đều
- Thời gian giữa các chu kỳ thay đổi (nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường)
- Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc quá ít so với bình thường
- Thời gian thấy kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường
Chu kì kinh nguyệt không đều có thể gặp ở những bạn gái khi mới có kinh (ở tuổi dậy thì). Lúc này, cơ chế hormone trong cơ thể chị em chưa được hoàn thiện hết và ổn định nên chu kì kinh nguyệt cũng chưa đều theo. Trường hợp phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cũng có những thay đổi hoặc rối loạn về hormone estrogen nên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, phụ nữ trưởng thành đều có thể rơi vào hoàn cảnh chu kì kinh nguyệt không đều ở bất kì thời điểm nào. Có nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc có xáo trộn (thay đổi chế độ ăn, ngủ và lịch sinh hoạt không hợp lý)
- Trạng thái tâm lý không ổn định (những tâm trạng tiêu cực như stress, mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng... )
- Tiếp xúc với môi trường không tốt (tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học...)
3. U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh khá phổ biến ở chị em, với tỉ lệ mắc bệnh khoảng 20%. Thông thường, đây là loại u lành tính thường thấy nhất trong tử cung.
Mặc dù là bệnh phổ biến và không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung nhưng u xơ tử cung lại có thể làm cho chị em rất khó chịu. Điều đáng chú ý là bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng nên trong nhiều trường hợp, người bệnh dễ nhầm với mang thai.
Bệnh này chỉ có thể được xác định chính xác thông qua kiểm tra khung chậu. Những nếu chị em thấy các triệu chứng sau, chị em chú ý đến khả năng mình bị u xơ tử cung:
- Kinh nguyệt kéo dài (7 ngày trở lên)
- Máu kinh nhiều hơn bình thường
- Đè nén hoặc đau ở vùng xương chậu
- Cảm giác muốn đi tiểu liên tục
- Cảm thấy bàng quang lúc nào cũng đầy
- Đau lưng
- Táo bón
Nếu khối u không quá to, không nguy hiểm thì chỉ cần theo dõi liên tục, không cần phẫu thuật bóc khối u. Còn trong trường hợp khối u phát triển quá to (lớn hơn 5 cm), gây cho người bệnh khó chịu, gây chèn ép các cơ bên cạnh, gây bí đái, táo bón, đau, hoặc nếu u ở vị trí gần niêm mạc, băng huyết, gây chảy máu, thì cần phải can thiệp để xử lý kịp thời.
4. U nang buồng trứng
Phụ nữ có hai buồng trứng được đặt trên cả hai mặt của tử cung. Kích thước của mỗi bên buồng trứng khá nhỏ. Buồng trứng có chức năng sản sinh trứng.
U nang buồng trứng hình thành bên trong buồng trứng và là bao nang chứa đầy dịch. U nang buồng trứng có các triệu chứng rất mơ hồ, khó chuẩn đoán được sớm. Đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.
90% u nang buồng trứng là u lành nhưng cũng có tới 10% là ác tính. Nếu không kịp thời chữa trị có thể chuyển sang ung thư buồng trứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chị em.
Một số biểu hiện được coi là triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng là:
- Đau đớn ở vùng bụng
- Chu kì kinh nguyệt thất thường
- Âm đạo bị đau và có nổi nốt đốm
- Cảm giác bị chèn ép ở bụng hoặc bị đầy bụng
- Đau khi giao hợp
- Cảm giác buồn nô
- Cương cứng vú
- Luôn có cảm giác đầy trong bàng quang
Hầu hết các u nang buồng trứng là vô hại, nhưng khi cảm thấy triệu chứng này, đặc biệt là đau nặng, thì đó là một cảnh báo nghiêm trọng bạn nên chú ý. Hãy nhớ rằng, ngoài 10% u nang buồng trứng là ác tính thì có có 5% nguy cơ u nang lành tính trở thành ác tính.
Để được tư vấn về bệnh một cách tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ (zalo/viber): 0917185170 – 0917230950
Do không được khám trực tiếp nên rất khó kết luận bạn bị bệnh gì. Tuy nhiên cục thịt nhỏ mà bạn nói đến trong thư có thể là tổn thương của bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà, còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human papilloma (HPV) – là một loại virus gây u nhú ở da và niêm mạc người gây nên.
Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khi giao hợp không an toàn. Ða số bệnh nhân nhiễm vi-rút sùi mào gà không có triệu chứng cụ thể. Bệnh này có thời gian ủ bệnh từ 1 – 6 tháng. Người bệnh thấy xuất hiện những tổn thương u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, có dạng giống như mào của con gà, dễ chảy máu. Ở phụ nữ, u nhú thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Khi bệnh nặng, các u nhú có thể phát triển và thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây cản trở giao hợp hoặc trong quá trình sinh nở. Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung...
Trong một số trường hợp các triệu chứng của sùi mào gà có thể biến mất một cách tự nhiên, nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Các dấu hiệu bệnh mới chỉ tạm thời lắng xuống và có thể tái phát lại bất kì khi nào.
Hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này. Các biện pháp can thiệp chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lớn lên của các mụn sùi nhưng không thể diệt tận gốc được mầm bệnh.
Để điều trị bệnh có thể áp dụng phương pháp đốt điện, chấm dung dịch, dùng thuốc tại chỗ, thuốc uống...Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không thể tiêu diệt được vi rút. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:
Chấm dung dịch (Axid trichloaxetic 80-90%): Dùng một que nhỏ hoặc một cái tăm bông, chấm rất cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi sùi này trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.
Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Chú ý: podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).
Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh thì có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp.
Đối với những tổn thương rộng hoặc ở nhiều nơi phải điều trị bằng áp lạnh hoặc đốt bằng laser.
Do đó vợ bạn nên đi khám chuyên khoa phụ sản hoặc da liễu để có chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.
Thân ái