U nang buồng trứng và u xơ tử cung là hai hiện tượng thường gặp ở chị em và có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ. Trong số các khối u buồng trứng thì các trường hợp bị u nang buồng trứng là cao nhất khoảng 80%. U nang buồng trứng có thể mắc ở bất kỳ lứa tuổi nào, phần lớn các trường hợp là lành tính, nhưng cũng có một số biến chứng khá nguy hiểm, có thể bị ung thư hóa. Cũng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng phát triển âm thầm nên rất khó nhận biết. Có thể nhận biết bệnh qua một số phương pháp sau.
Nhận biết u nang buồng trứng qua các triệu chứng cụ thể, phần lớn các trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hoặc khám phụ khoa định kỳ.
Nghĩ ngay đến u nang buồng trứng khi thấy xuất hiện một số triệu chứng như:
- Sờ thấy khối u trên bụng.
- Đau bụng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.
Các dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn khi chị em đi khám phụ khoa kết hợp với nắn vùng bụng dưới. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được khối u bên trong hay trong ổ bụng, không đau và di động. Nếu khối u chỉ phát triển ở một bên tử cung thì tử cung sẽ bị khối u đẩy lệch sang một bên.
Cách nhận biết bệnh u nang buồng trứng
Dù đó là các dấu hiệu thường thấy của bệnh u nang buồng trứng, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như bệnh phụ khoa, hoặc các khối u bệnh lý vùng bụng.
Khi tới giai đoạn phát triển thành biến chứng, u nang buồng trứng có thể gây ra các biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa. Nghiêm trọng dẫn tới tình trạng mất nước và các chất điện giải hoặc suy thận.
Các phương pháp khác
Ngoài các triệu chứng và dấu hiệu như bên trên, để kết quả chẩn đoán được chính xác, bệnh nhân cần tiến hành siêu âm, chụp XQ ổ bụng, chụp TC, và nội soi ổ bụng để đánh giá mức độ nguy hiểm của khối u.
Phương pháp siêu âm cho biết kích thước, mật độ, cấu trúc, hình dáng, ranh giới với các cơ quan xung quanh của khối u nang. Dự vào đó xác định xem u nang có vách ngăn hay có dịch hay không, đồng thời kiểm tra tình trạng tử cung và các ảnh hưởng của tử cung tới các phần phụ của tử cung ở mức độ như thế nào.
Chụp XQ bụng không chuẩn bị để xác định khối u nang có phải là u bì hay không. Nếu có hình ảnh phản quang răng, tóc và xương trong khối u thì đó là các khôi u nang bì.
Bệnh nhân cần tiến hành chụp TC, buồng trứng có cản quang để kiểm tra xem tử cung có bi dịch chuyển sang 1 bên hay không, mức độ căng dài của vòi trứng … Sau đó tiền hành nội soi ổ bụng để xác định ranh giới của khối u. Kỹ thuật CT Scanner hay còn gọi là nội soi ổ bụng sẽ xác định vị trí và kích thước thật của khối u.