Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 25km về phía Đông Bắc, xã Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh vẫn còn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của một vùng quê. Chúng tôi tìm gặp chị Trần Thị Xuân, chị có cái dáng vẻ tần tảo, chất phác của một người vợ, một người mẹ quanh năm một nắng hai sương, “lặn lội thân cò”. Người phụ nữ nghị lực ấy đã vừa chiến thắng được căn bệnh quái ác: U xơ tử cung.
Sinh hạ được 4 người con, vợ chồng chị tảo tần nuôi các con ăn học nên người. Gia đình chị thuần nông quanh năm đầu tắt, mặt tối ruộng vườn. Căn bệnh u xơ tử cung đến lúc nào chị cũng không hay biết. Chị bùi ngùi kể: “Năm tôi 38 tuổi, thấy kinh nguyệt cứ ít dần, nhưng công việc nhà nông bận bịu, tôi cũng không có thời gian quan tâm nhiều đến việc thăm khám. Thấy sức mình còn chịu được, thì tôi cứ cố làm thôi. Tôi đâu có nghĩ mình bị bệnh tật, mà gia cảnh nhà đông con, tôi cũng chẳng nghĩ được gì hơn là kiếm cho đủ chén cơm, manh áo nuôi các con trưởng thành”.
Năm 42 tuổi, chị tắt kinh hẳn, kèm theo triệu chứng đau và tức bụng dưới. Chị tâm sự: “Lúc đầu tôi cũng hơi lo lắng, nhưng nghĩ có lẽ mình đã đến thời kỳ mãn kinh, nên tôi lại thôi không chú ý nhiều đến chuyện này nữa”.
Đến tháng 6 năm 2007, công việc gia đình đã nhẹ gánh, chị Xuân quyết định khăn gói lên Thủ đô khám bệnh. Vào Bệnh viện Lão khoa Hà Nội, chị được Bác sĩ khám và chẩn đoán chị bị u xơ tử cung cỡ nhỏ. Ngay sau đó, chị lại bị cuốn vào những lo toan của cuộc sống thường ngày, việc khám chữa bệnh gần như bị bỏ quên.
Nhưng những cơn đau bệnh không buông tha cho chị. Chị kể: “Có nhiều lúc tôi tưởng không chịu nổi, vùng bụng dưới đau tức kéo dài từng cơn, khí hư ra ngày một nhiều, mọi sinh hoạt của tôi và gia đình bị đảo lộn”. Một thời gian sau, Trạm Y tế xã có đợt kiểm tra sức khoẻ cho nhân dân, chị được cho biết kích thước u xơ đã khá lớn. Cán bộ ở Trạm Y tế xã khuyên chị nên tới bệnh viện chuyên khoa khám để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ có thể dẫn tới ung thư. Chị nói: “Nếu bị ung thư thì chỉ có chết, tôi sợ đến mất ăn mất ngủ chị ạ. Tôi ân hận lắm vì lúc u xơ còn nhỏ đã không điều trị dứt điểm”. Nỗi lo về bệnh tật và kinh tế đã khiến chị gần như suy sụp. Chồng và các con đã động viên, chia sẻ, giúp chị lấy lại nghị lực của mình. Ngày 03/9/2007, chị lên Bệnh viện phụ sản khám. U xơ của chị đã ở kích thước lớn: 50x50mm.
Như một điềm lành, bác sĩ đã kê đơn cho chị Nga Phụ Khang và thuốc nội tiết. Nét mặt chị hồ hởi: “May quá, tôi không phải mổ chị ạ”. Theo đơn, chị uống liên tục ngày 6 viên và uống trong 3 tháng. Nhưng chưa cần đến thế: “Tôi uống 2 tuần rồi đi khám, u xơ giảm xuống còn 19x14mm”. Ngày 3/12/2007, chị khám lại và kết quả thật đáng mừng.
Chị cười rất tươi: “Trước đây, cứ mỗi lần lên cơn đau là tôi lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, chẳng làm được gì. Nhưng bây giờ, tôi ăn tốt, ngủ tốt, mọi sự khó chịu không còn nữa, người khoẻ hơn hẳn, tôi tăng được 4kg đấy chị ạ”. Niềm vui được nhân đôi khi chị nhìn thấy khuôn mặt rạng rỡ của chồng con cầm tờ kết quả chẩn đoán chị không còn bị u xơ tử cung nữa.
Là một người tốt bụng, chị cũng đã chia sẻ niềm vui này với rất nhiều chị em trong làng xã, vì chị thấy bác sĩ nói Nga Phụ Khang không chỉ hỗ trợ điều trị những người có bệnh, mà nó còn giúp chị em phòng ngừa được u xơ tử cung. Chị cho biết: “Chị Nguyễn Thị Bích ở thôn Đa Vạn đã sử dụng Nga Phụ Khang một tháng nay rồi, kết quả tốt lắm”.
Tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm đã mang niềm vui tới không chỉ cho gia đình chị Xuân mà còn nhiều chị em khác, chúng tôi được biết: “Nga Phụ Khang có chứa các thành phần không những ức chế tế bào u mà còn tác động đến cả những rối loạn từ rất sớm, là mầm mống sinh ra tế bào khối u. Chính vì vậy, Nga Phụ Khang có giá trị rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị và đặc biệt là ngăn ngừa các bệnh ung bướu nói chung và u xơ tử cung nói riêng”.
Châu Anh