Em năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình và có 1 cháu. Vừa rồi em có mang thai được 11 tuần nhưng bị sảy thai, sau sảy thai thì em bị viêm cổ tử cung nặng. Em đã sử dụng thuốc đặt, uống và nước rửa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng mãi mà không khỏi. Thời gian điều trị vợ chồng em kiêng quan hệ tình dục nhưng bệnh vẫn không giảm. Em đang rất lo lắng sợ ảnh hưởng đến việc mang thai sau này nên em rất mong được bác sĩ cho lời khuyên. Em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:

Chào bạn,

Viêm cổ tử cung là bệnh thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh sản. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì phụ nữ đã qua một lần sinh con tỉ lệ 90-95%. Nói như vậy để thấy, đây là một căn bệnh mà hầu hết các chị em đều có nguy cơ mắc phải.

Viêm cổ tử cung có hai loại: Cấp tính và mạn tính

Viêm cổ tử cung cấp tính: Xuất hiện nhiều dịch, có màu vàng hoặc xanh, thỉnh thoảng đau bụng dưới. Với bệnh nhân ở giai đoạn này cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc kháng sinh, sinh hoạt khoa học cũng như vệ sinh cá nhân và cả vùng kín được sạch sẽ tránh xịt vòi nước vào vùng kín cũng như không nên sinh hoạt tình dục trong thời gian điều trị. Giai đoạn này bệnh dễ điều trị và nhanh khỏi, nếu để bệnh trở thành mạn tính sẽ rất khó điều trị và mất nhiều thời gian.

Viêm cổ tử cung mạn tính dễ gây ra những hậu quả như:

Viêm âm đạo: Cảm giác nóng, ngứa ngáy, khó chịu, có lúc đau lưng, đau bụng dưới, đi tiểu nhiều, đái buốt, kinh nguyệt không đều kèm theo khí hư màu xanh hoặc vàng và có các sợi máu.

Giảm khả năng thụ thai: Do làm thay đổi môi trường ở trong âm đạo vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động của tinh trùng

Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và làm gia tăng nguy cơ ung thư cao hơn gấp 10 lần so với bình thường.

Điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả

Nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi đợt điều trị dùng thuốc theo chỉ định từ 7-10 ngày và tránh quan hệ tình dục

Bệnh nặng cần áp dụng những biện pháp trị liệu như dùng tia lase, nhiệt điện hoặc phẩu thuật ngoại khoa.  Điều trị bằng các phương pháp này cần có sự theo dõi dịch âm đạo để có cách điều trị đúng hướng

Sử dụng dung dịch Natribicacbonat rửa sạch trong và ngoài âm đạo để làm giảm nồng độ axit trong âm đạo, làm giảm sự phát triển của vi khuẩn

Khi nhiễm nặng có thể dùng thuốc Mycostatin mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 500.000 đơn vị, sử dụng liên tục trong 10 ngày. Trong thời gian điều trị tránh những loại kháng sinh khác

Cách phòng bệnh:

Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, thay quần lót tối thiểu ngày 2 lần

Chú ý hơn quan hệ vợ chồng tránh có những hành vi thô bạo

Tránh sinh con bằng phẩu thuật, nạo phá thai..

Chúc bạn sức khỏe

Chuyên gia tư vấn sản phụ khoa