Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae). Đây là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bé, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9.
Theo y học cổ truyền đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Chủ trị chứng tâm can huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắt kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, tổn thương do té ngã, đau tê chân tay (tý thống ma mộc), nhọt lở lóet (ung thư sang thương), chứng huyết hư trường táo kiêm trị khái suyễn.
Chính vì vậy mà đương quy là đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh phụ nữ, có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, tăng cường sức khỏe, giúp phụ nữ tăng cường dinh dưỡng tuyến vú, tăng cường khả năng sinh lý, làm trẻ hóa cơ thể.
Rễ đương quy là bộ phận được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Rễ dài 10 – 20 cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ. Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ 0,3 – 1,0 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay và hơi đắng.
Tại Việt Nam đương quy được trồng nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Ngọc Lĩnh (Kontum), Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) và Đà Lạt (Lâm Đồng).
Hai từ “đương quy” trong ngôn ngữ Hán Việt có nghĩa “về chỗ cần về”, vị thuốc này có thể điều khí, nuôi huyết, làm cho khí và huyết về đúng chỗ. Khi uống đương quy vào tỳ vị chỉ hỗ trợ tiết dịch vị, khi đến ruột mới hấp thu vào máu, đồng thời kích thích niêm mạc ruột hấp thu nhanh hơn, khi vào trong máu kích thích hấp thu oxy tăng nhanh, làm trẻ hóa tế bào máu. Đương quy có thể “hành”, có thể “giữ”, huyết trệ có thể tán, huyết hư có thể bổ, huyết táo có thể nhuận, huyết tan có thể về.
Theo nghiên cứu hiện đại, đương quy chứa nhiều nhóm hoạt chất quí như: Tinh dầu, trong đó quan trọng nhất là ligustilid có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và n-butylphtalid chữa đột quị do thiếu máu não cục bộ cấp tính; polycacharid tăng cường miễn dịch và ức chế khối u; các coumarin có tác dụng hoạt huyết; phytoestrogen làm giảm tác dụng kiểu oxytoxin của hormone tuyến yên, ức chế co bóp tử cung, chống viêm và hạ huyết áp; acid hữu cơ ferulic có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
Ở Mỹ, trong bộ “healthnotes”, đương quy đôi khi còn đươc gọi là “nữ nhân sâm” (female ginseng) được chỉ định để chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, tim mạch, huyết áp cao và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
Đương quy có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh phụ nữ:
Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều: Đương quy 8g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu: Đương quy 8g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, bạch thược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Để nâng cao tác dụng chữa bệnh, đương quy cùng nhiều dược liệu khác đã có mặt trong thành phần của cao thuốc Phụ lạc cao. Phụ lạc cao chuyên điều trị đau bụng kinh sinh lý, đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung và các chứng rối loạn kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định. Thuốc an toàn, ít tác dụng phụ với người sử dụng. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Phụ lạc cao tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Đại học Y Hà Nội cho kết quả khả quan.