Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ phụ nữ mắc u xơ tử cung khá lớn chiếm khoảng 20% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Do đó việc cung cấp các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chị em rất quan trọng. Để khán giả có thêm những kiến thức trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị căn bệnh này, chương trình Sức khỏe cho mọi người trên VTV2 chuyên đề Điều trị u xơ tử cung đã được thực hiện với sự tham gia của hai chuyên gia sản phụ khoa: PGS.TS Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc bệnh viện phụ sản TƯ và BSCKI Bùi Thị Chút – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
PV: Thưa PGS. TS Nguyễn Viết Tiến, xin PGS cho biết thế nào là bệnh u xơ tử cung (UXTC)? Bệnh thường gặp ở độ tuổi nào và triệu chứng ra sao?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: UXTC có thể chỉ là một khối hoặc nhiều khối (đa nhân xơ), phát triển từ thành tử cung, do các mô cơ tạo nên, kích thước thay đổi từ nhỏ vài milimet hoặc to đến gần xương ức và chiếm toàn bộ ổ bụng. UXTC thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, những người sinh ít con, đẻ muộn, không lập gia đình hay có mẹ hoặc chị gái bị UXTC… thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phần lớn u xơ không gây triệu chứng gì trong nhiều năm, nhất là khi khối u còn nhỏ. Dấu hiệu đầu tiên của UXTC thường là ra khí hư nhiều, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, đau lưng và vùng chậu, đau khi giao hợp… Khi khối u lớn, chị em có thể bị bí tiểu tiện hoặc táo bón. Đa số trường hợp tình cờ phát hiện UXTC khi đi khám phụ khoa định kỳ.
PV: Thưa PGS. TS Nguyễn Viết Tiến, UXTC có thể gây những biến chứng nào và các phương pháp điều trị bệnh hiện nay ra sao?
PGS.TS Nguyễn Viết Tiến: UXTC có thể gây nhiều biến chứng và nguy hiểm nhất là cấp cứu do chảy máu, băng kinh. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ bị đe dọa tới tính mạng. Một số trường hợp UXTC có cuống dài dễ gây vặn xoắn, vỡ khối u, chảy máu cấp. Ngoài ra, UXTC còn có thể gây sảy thai, ngôi ngược, băng huyết sau khi sinh...
Việc điều trị u xơ tử cung phụ thuộc vào kích thước khối u, độ tuổi và nhu cầu sinh con của người phụ nữ. Nếu bệnh nhân chưa đủ số con mong muốn, khối u nhỏ hơn 5cm thì bác sĩ thường cho điều trị nội khoa, dùng các loại thuốc progesteron. Sau 3 tháng, chị em cần khám và siêu âm lại để đánh giá kích thước khối u nhằm tìm cách xử lý thích hợp. Nếu khối u lớn hơn 5cm thì bệnh nhân thường được mổ bóc tách, bảo tồn tử cung và có thể mang thai sau 2 năm. Với trường hợp nhiều tuổi, đủ số con mong muốn hoặc khối u quá lớn hay có biến chứng nguy hiểm thì phải mổ cắt tử cung
PV: Thưa BS Bùi Thị Chút, theo chúng tôi được biết, hiện nay, xu hướng được nhiều người tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị UXTC. Đi đầu cho dòng sản phẩm này là Nga Phụ Khang. Qua chương trình này, rất nhiều khán giả đã gọi đến đường dây nóng, trong đó có chị Nguyễn Thị Tâm (Biên Hòa, Đồng Nai). Chị bị UXTC buồng trứng trái với kích thước 35x34mm và có thể phải phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi uống 10 hộp Nga Phụ Khang, khối u của chị đã không còn. Xin bác sĩ cho biết cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh của sản phẩm Nga Phụ Khang?
Nga Phụ Khang có thành phần chính là trinh nữ hoàng cung với tác dụng ức chế các tế bào tăng sinh bất thường, tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố, ức chế sự phát triển và làm tiêu dần các khối UXTC. Ngoài ra, Nga Phụ Khang còn được chiết xuất từ các vị thuốc khác như hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng giúp điều hòa khí huyết, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát UXTC. Nga Phụ Khang đã được sử dụng phổ biến tại Mỹ với tên là Healthy Prostate & Ovary (HPO), mang lại kết quả rất khả quan cho các bệnh về buồng trứng và tử cung.
Bên cạnh việc duy trì sử dụng Nga Phụ Khang, bệnh nhân cần giữ tâm lý thoải mái, ăn uống điều độ, khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị thích hợp.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Viết Tiến và BSCKI Bùi Thị Chút đã tham gia chương trình!